Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2009

Clip nhào dzô kiếm sống


Thứ Ba, 3 tháng 11, 2009

Google Map địa điểm du lịch ở Huế


View Địa điểm du lịch ở Huế in a larger map

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2009

Bài tập nhóm về ý tưởng kinh doanh trên internet

DỊCH VỤ KINH DOANH SÁCH CŨ, GIÁO TRÌNH CŨ


1- Tại sao khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của bạn?

Kinh doanh dịch vụ sách cũ giáo trình cũ sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và tìm đúng tài liệu hay thông tin mình cần trong khoảng thời gian ngắn. Chỉ cần ngồi một chỗ, một cú click chuột là khách hang đã hoàn tất các khâu giao dịch và hài long với những dịch vụ mình đã được đáp ứng.

Dịch vụ được áp dụng với những đối tượng khách hàng như sau:

Khách hàng muốn tìm kiếm sách cũ, giáo trình cũ, những đầu sách kiếm không có hoặc không còn bán trên thị trường.

Nơi khách hàng đang sống không bán loại sách mà họ cần tìm.

Khách hàng cần một nguồn thông tin trong thời gian ngắn nhưng lại không có thời gian để tìm kiếm

Giá sẽ khoảng từ 530- 50% giá của sách mới

2- Mô hình doanh thu của chúng ta là gì?.

Khách hang gởi email thông báo nhu cầu cần nguồn sách nào, chúng tôi sẽ triển khai việc tìm sách và gởi email lại cho khách hang kèm theo một đoạn ngắn nội dung cuốn sách (tài liệu) mà vị khách đó đang tìm kiếm.

Nếu đúng loại sách (tài liệu) khách hang cần tìm, khách hàng sẽ gởi tiền thông qua chuyển khoản. ( giao dịch thông qua ngân hàng). Hoặc chúng tôi sẽ mang sách đến tận nhà và khách hàng trả bằng tiền mặt.

3- Cơ hội thị trường của ta là gì?

Phân khúc thị trường mà chúng tôi hướng đến:

Học sinh, Sinh viên

Tri thức

Người bận rộn, không có thời gian

Người thường xuyên sử dụng Internet

4- Đối thủ cạnh tranh:

Các trang web có kinh doanh dịch vụ này.

Các cửa hang sách cũ, giảm giá.

5- Lợi thế cạnh tranh của bạn trong phân khúc đó là gì?

Thời gian đáp ứng nhu cầu của khách nhanh hàng chóng

Phương thức thanh toán hiện đại

Phương thức bán hàng mới lạ với mức giá phù hợp với các đối tượng khách hang như: học sinh, sinh viên,…

Đáp ứng cho nhiều đối tượng khách hàng

Phương thức giao dịch đơn giản, thuận lợi cho khách hàng:

Khách hàng không cần phải tốn tiền mua nguyên một cuốn sách.

6- Chiến lược thâm nhập thị trường của ta là gì?

Do dịch vụ này chỉ được mới thành lập nên cần xúc tiến quảng cáo kết hợp nhiều phương thức khác nhau

Đặt logo hoặc banner tại các website có lượng người truy cập lớn, trong đó có nhiều đối tượng phù hợp với khách hàng tiềm năng của sản phẩm.

Thông qua hệ thống email.

Thông qua liên kết với các trang web khác.

Quảng cáo bằng Google Adsense, Google Adwords

Quảng cáo trên các mạng xã hội, thông qua bạn bè, người than, bloggers ( Viral marketing, Buzz marketing..)

7. Cơ cấu tổ chức

Đội ngũ nhân viên chuyên thu mua sách cũ, giáo trình cũ

Nhân viên thay phiên nhau kiểm tra email để nhận yêu cầu của khách hang

Đội ngũ nhân viên chuyên tập hợp các tài liệu lại

Đội ngũ nhân viên chuyên trả lời email cho khách hang.

8. Phẩm chất mà nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần có là gì?

Quan hệ rộng.

Có những ý tưởng chiến lược sắc bén.

Nhạy bén với nhu cầu của khách hàng trên thị trường.

Trên đây là những ý kiến tóm tắt của nhóm mình về ý tưởng kinh doanh, rất mong sự hợp tác góp ý của các bạn để ý tuởng này ngày càng hoàn thiện hơn và sớm đưa vào trong thực tế.

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2009

Viral Marketing (Marketing lan truyền) và Buzz Marketing (Marketing tin đồn)


Viral Marketing (Marketing lan truyền) hoặc Buzz Marketing (Marketing tin đồn) giống như cách thức lan truyền của một con virus. Hình thức quảng cáo này bắt đầu từ giả thuyết một khách hàng luôn kể cho người khác nghe về sản phẩm hoặc dich vụ của bạn mà khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng.


Viral Marketing (Marketing lan truyền)


Trong thời điểm khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế, các nhà làm tiếp thị buộc phải thắt chặt chi tiêu. Và bài toán làm thế nào để thông điệp của mình đến với nhiều khách hàng nhất với một chi phí tối thiểu trở nên cấp bách. Và Viral Marketing trở thành một lựa chọn nhiều triển vọng.

http://img257.imageshack.us/img257/1618/clipimage001i.gif

Viral viết lại từ từ Virus nhằm thể hiện sự “lây lan” của thông điệp trên môi trường internet, khi mà ngày nay có rất nhiều mạng xã hội, điều kiện để các virus này lây lan. Viral cũng được định nghĩa là một dạng “Word of Mouth”, có nghĩa là thông điệp được truyền từ người này sang người khác một cách tự nguyện.


Viral Marketing mô tả chiến thuật khuyến khích một cá nhân nào đó lan truyền một nội dung tiếp thị, quảng cáo đến những người khác, tạo ra một tiềm năng phát triển theo hàm mũ sự lan truyền và ảnh hưởng của một thông điệp như những con vi rút. Các chiến dịch như vậy đã lợi dụng vào sự nhân rộng nhanh chóng để làm bùng nổ một thông điệp đến hàng ngàn, hàng triệu lần.

http://img256.imageshack.us/img256/9062/clipimage001oh.jpg

Viral Marketing là một hình thức Marketing áp dụng trên một cộng đồng xã hội đang hiện hữu nhằm mục đích tạo nhận biết cho khách hàng hoặc đạt được một mục tiêu trong kinh doanh nào đó.

Với phương pháp này nhà tiếp thị sẽ tạo được một hiện tượng trong xã hội bằng cách khuyến khích các đối tượng truyền tải thông điệp một cách “tự nguyện”. Viral Marketing sử dụng nhằm quảng cáo sản phẩm và dịch vụ thông qua các cổng thông tin Internet, các cửa sổ quảng cáo hiện ra trong trình duyệt web, các quảng cáo đính kèm e-mail gửi cho nhiều đối tượng cho dù các đối tượng này không quan tâm.Thông điệp chuyển tải có thể là một Video clip, câu chuyện vui, Flash game, ebook, software, hình ảnh hay đơn giản là một đoạn text. Cho đến nay thì chưa có ai tổng kết có bao nhiêu loại hình Viral Marketing.

Nhưng để tạo ra một chiến dịch Viral Marketing có hiệu quả thì thật sự không dễ chút nào, bạn cần phải làm cho “virus” của mình là duy nhất, lôi cuốn, nó phải mang tính cá nhân và được truyền đi bằng sự cộng tác “đôi bên cùng có lợi”…

Thông thường người ta nhận thấy, cứ một khác hàng hài lòng sẽ kể cho ít nhất 3 người nữa về sản phẩm mà họ thích, và 11 người khác về sản phẩm/dịch vụ mà họ không thích. Chiến lược marketing virus được tạo ra dựa trên hành vi tự nhiên này của con người.
Thuật ngữ Viral Marketing được đưa ra bởi giáo sư Jeffrey F. Rayport ở Trường kinh doanh Harvard tháng 12 năm 1996, trong một bài báo trên tạp chí Fast Company mang tên The Virus of Marketing. Thuật ngữ sau đó được phổ biến rộng hơn bởi Tim Draper và Steve Jurvetson, những người sáng lập hãng Draper Fisher Jurvetson vào năm 1997 để miêu tả dịch vụ thư của Window Live Hotmail kèm dịch vụ quảng cáo cho chính hãng này thông qua người sử dụng.

Ví dụ: Tháng 12 năm 2005, một chàng trai trẻ đưa lên mạng youtube đoạn clip chơi đàn guitar bài Canon theo phong cách rook. Đoạn clip này hấp dẫn đến nổi mà người ta xem xong thì lại giới thệu đường link đó cho bạn bè của mình. Cho đến bây giờ, đoạn clip này đã có đến 56 triệu lượt xem, hơn 250 ngàn lời bình luận. Đó là một chiến dịch Viral Marketing đầy hấp dẫn của một trang web dạy đàn guitar với sự giúp sức của youtube, yahoo, các forum và mạng xã hội khác.

VD: Tại Việt Nam cũng đã bắt đầu xuất hiện những chiến dịch áp dụng hình thức quảng bá này. Khoảng tháng 11 năm 2008, trên mạng bắt đầu xuất hiện những đoạn clip theo phong cách hoạt hình rất thú vị về một chàng trai si tình mong muốn tìm gặp lại cô gái trong tram xe bus. Ngay sau đó các clip này được lan đến các forum và các thành viên bắt đầu bàn tán về nó. Chính họ là người lại giới thiệu đường dẫn các clip này đến bạn bè và các forum khác. Cứ như thế, câu chuyện của chàng sinh viên Lê Trọng Nam và blog của anh chàng này nhanh chóng được biết đến.Sau đó, nhãn hàng Close Up đã sử dụng câu chuyện này cho một chiến dịch của mình. Không tốn tiền quảng cáo trên truyền hình hay trên báo, không làm các sự kiện rầm rộ, vậy mà có rất nhiều bạn trẻ biết đến câu chuyện này và chiến dịch của Close Up. Chính những “cư dân mạng” đã là người tự nguyện truyền thông điệp đi. Xét về mức độ hiệu quả đầu tư, Close Up đã thành công.


Buzz marketing (Marketing tin đồn)

Buzz marketing là một hình thức marketing với mục đích làm tăng sự phổ biến, sự kích thích và một số thông tin về sản phẩm thông qua việc dùng tin đồn để tác động vào đối tượng muốn hướng đến cuả doanh nghiệp. Hình thức này sử dụng vai trò của truyền thông trong việc tạo ra sự bàn tán tích cực về thương hiệu.

Cần chú ý trong hình thức Buzz Marketing về 5 ngộ nhận của tin đồn:


http://img233.imageshack.us/img233/2253/clipimage002oc.jpg


1. Chỉ có các sản phẩm siêu việt mới tạo được tin đồn

Thực tế: Tin đồn có thể ảnh hưởng đến cả những sản phẩm không ngờ nhất trong hầu hết các lĩnh vực, bởi vì những công nghệ mới như Internet sẽ giúp cho khách hàng nhanh chóng loan tin hơn.

Các sản phẩm dễ làm cho tin đồn lan truyền nhanh chóng có thể có đặc điểm là:

* Độc đáo về mặt tính năng, dễ dàng sử dụng hay giá cả phải chăng (Chẳng hạn như xe đẩy scooter có thể gấp lại được).

* Có tính hữu hình cao (Chẳng hạn như các thiết bị cá nhân cầm tay hỗ trợ kỹ thuật số PDA).

Ví dụ: Hãng dược phẩm Pfizer đã phổ cập thuật ngữ y tế “erectile dysfunction” và “ED” (Rối loạn cường dương hay Liệt dương) làm cho một đề tài vốn được xem là cấm kị thành chuyện có thể công khai bàn luận cả trong phòng ngủ lẫn ngoài đường. Sản phẩm Viagra của công ty hiện nay là một trong những loại thuốc được nhắc đến nhiều nhất trên thế giới - ngay cả giữa những người không sử dụng chúng.


2. Tin đồn tự nhiên diễn ra.

Thực tế: Các chiến lược marketing độc đáo mới giúp tạo ra tin đồn. Có thể ví dụ một số chiến lược hiệu quả như sau:

Hãy là người tiên phong — người định hướng dư luận quần chúng. Hãng thời trang Abercrombie & Fitch thuê những sinh viên nổi bật tại các trường đại học làm người mẫu ngày. Họ thường xuyên mặc đồ của hãng này và qua đó khẳng định phong cách thời trang của hãng. Kết quả là, điều này tạo ra và tăng cường nhận thức của các khách hàng về tính độc đáo của sản phẩm

· Hạn chế nguồn cung. Volkswagen làm cho khách hàng tăng thêm khát vọng sở hữu mẫu xe cổ Beetle[1] của hãng bằng cách chỉ rao bán xe với số lượng hạn chế qua mạng Internet. Kết quả: Một nửa số xe Beetle đã sản xuất được tiêu thụ nhanh chóng chỉ trong vòng hai tuần

*Tạo ra và tận dụng các danh sách — để tập trung sự chú ý của người tiêu dùng vào sản phẩm.

Ví dụ: Khi Thư viện Modern công bố danh sách 100 cuốn tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20 trên website của mình, họ đã mở ra diễn đàn tranh luận về quá trình lựa chọn này với hơn 1000 bài viết. Sự kiện này giúp một số đầu sách lọt vào danh mục những tác phẩm bán chạy nhất trên website Amazon.com - và tăng lưu lượng truy cập vào website của Thư viện Modern lên đến 7000%.

*Nuôi dưỡng những hạt giống của bạn — những khách hàng đầu tiên, trung thành là những người sẽ giúp lôi kéo các khách hàng khác đến với bạn.

http://images.family.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2008/11/20081125103354463/55169982-khanhhtbuon.jpg

Ví dụ: Hãng xe Harley - Davidson đã tránh được thảm họa phá sản cận kề nhờ vào lòng trung thành và cá tính mạnh mẽ của những khách hàng lâu năm thông qua các hội đoàn, đại hội và bản tin thường kì của Harley Owners Group (Nhóm những hội viên dùng xe Harley). Hơn 350.000 hội viên dùng xe Harley thuộc 1.000 hội đoàn trên khắp thế giới đã góp phần cứu vớt sự sụp đổ của hãng.

3. Người khởi tạo tin đồn chính là những khách hàng tốt nhất của bạn

Thực tế: Những người tiên phong lý tưởng có thể khiến bạn phải ngạc nhiên. Nhà thiết kế Tommy Hilfiger thoạt tiên chỉ muốn đưa nét bụi bặm của thời trang đường phố vào những sản phẩm mới của anh để phục vụ cho đối tượng khách hàng trẻ tuổi người Mỹ gốc Phi trong thành phố. Tuy nhiên, sản phẩm thời trang do Tommy thiết kế đã nhanh chóng nổi tiếng và lan tới các vùng ngoại ô – thu hút khách hàng từ nhiều chủng tộc khác nhau.

4. Để có lợi từ tin đồn, bạn phải là người hành động đầu tiên.

Thực tế: Các công ty ăn theo có thể thu lợi từ tin đồn - bằng cách xâm nhập thị trường ngay khi có một xu hướng nào đó bắt đầu xuất hiện và được ưa thích.

Ví dụ: Hãng Revlon, người khổng lồ trong ngành công nghiệp mỹ phẩm với một lượng khách hàng trung thành rộng khắp đã thành công ngoài tưởng tượng khi tung ra dòng sản phẩm sơn móng tay mới sau khi xuất hiện một trào lưu tương tự do một sinh viên đại học đề xướng. Revlon đã tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí dành cho việc phát triển sản phẩm.

5. Truyền thông và quảng cáo tạo ra tin đồn.

Thực tế: Các hoạt động xúc tiến quảng cáo sớm và quá rầm rộ có thể gây khó chịu cho những người đầu tiên sử dụng sản phẩm. Thay vào đó, hãy để khách hàng tự bàn tán và ngẫu nhiên sử dụng sản phẩm của bạn.

Ví dụ: Khi dịch vụ e-mail miễn phí của Hotmail đính thêm dòng chữ quảng cáo “Hãy lập một e-mail miễn phí của riêng bạn tại Hotmail” vào e-mail của những khách hàng đang sử dụng dịch vụ này, đã có 12 triệu người đăng kí sử dụng dịch vụ chỉ trong vòng 18 tháng - một lượng khách hàng khổng lồ mà hãng AOL phải mất tới sáu năm mới có được.